Tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh: Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ tại nhà đúng cách

Thể dục thể thao đang dần trở thành một thói quen tốt tại Việt Nam. Không gian tập có thể là công viên, phòng tập hay ngay tại nhà cũng rất hiệu quả. Hiện nay, rất nhiều gia đình lựa chọn đầu tư một chiếc máy chạy bộ tại nhà để có thể luyện tập một cách dễ dàng hơn. Vừa tiết kiệm thời gian lại còn chủ động được hơn trong vấn đề tập luyện. Tuy nhiên đối với những bạn lần đầu sử dụng có thể sẽ có chút bối rối. Vậy hôm nay hãy cùng Komoder khám phá xem đâu là cách sử dụng máy chạy bộ đúng nhất.

Cấu tạo máy chạy bộ tại nhà

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau điểm qua những bộ phận trên máy để có thể nằm được từng chức năng và bộ phận của chúng.

Động cơ

Động cơ của máy chạy bộ tại nhà là một thành phần quan trọng giúp máy hoạt động hiệu quả. Có hai loại động cơ chính được sử dụng trong máy chạy bộ: động cơ DC (điện xoay chiều) và động cơ AC (điện một chiều). Đối với máy chạy bộ trong nhà thường có công suất khoảng 2.5 – 5.0 Hp

Bảng điều khiển 

Cấu tạo máy chạy bộ tại nhà
Cấu tạo máy chạy bộ tại nhà

Dưới đây là một hướng dẫn tổng quát về cách điều khiển máy chạy bộ tại nhà:

  • Phím “START”: Khởi động máy
  • Phím “STOP”: Dừng máy
  • Phím “PROGRAM”: Chọn chương trình tự động mặc định trong máy
  • Phím “MODE”: Chọn chế độ đếm ngược
  • Phím “SPEED +”: Điều chỉnh tăng tốc độ
  • Phím “SPEED –”: Điều chỉnh giảm tốc độ
  • Phím “INCLINE +”: Tăng độ dốc
  • Phím “INCLINE –”: Giảm độ dốc

Ngoài ra, các máy chạy bộ hiện đại có thể đi kèm với các tính năng điều khiển bổ sung như kết nối Bluetooth, ứng dụng di động hoặc tích hợp với các thiết bị đo nhịp tim. Hướng dẫn sử dụng chi tiết cho từng máy chạy bộ sẽ được cung cấp bởi nhà sản xuất trong tài liệu hướng dẫn kèm theo.

Băng tải và khung máy

Băng tải và khung máy chạy bộ tại nhà
Băng tải và khung máy chạy bộ tại nhà

Băng tải (Bề mặt chạy): Băng tải, còn được gọi là bề mặt chạy, là phần mà bạn đứng và chạy trên đó. Nó thường được làm bằng vật liệu chịu mài mòn, có độ ma sát tốt, chịu được trọng lượng và va chạm liên tục trong quá trình chạy. Thảm có thiết kế từ 5 lớp trở lên để đảm bảo được độ bền của sản phẩm trong suốt quá trình sử dụng.

Khung máy: Khung máy là cấu trúc chính của máy chạy bộ, nơi băng tải được gắn vào. Khung máy thường được làm bằng thép, với thiết kế cứng cáp và chịu lực tốt để chịu được trọng lượng và lực tác động khi bạn chạy trên bề mặt chạy. Khung máy cũng bao gồm các thanh ngang và dọc để tạo nên cấu trúc ổn định và hỗ trợ cho bề mặt chạy.

Một khung máy tốt nên có khả năng chống rung và dao động, đảm bảo tính ổn định và an toàn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, khung máy cũng có thể có các bộ phận điều chỉnh độ nghiêng và tăng độ cao để thay đổi theo nhu cầu tập luyện của người dùng.

Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ tại nhà cho người mới bắt đầu

Chuẩn bị trước khi luyện tập

Ăn nhẹ trước khi tập
Ăn nhẹ trước khi tập

Trước khi bắt đầu chạy bộ bằng máy, hãy chuẩn bị những điều sau đây:

Thực phẩm và nước uống: Đảm bảo bạn đã ăn một bữa ăn nhẹ hoặc đủ dinh dưỡng trước khi tập luyện. Ngoài ra, hãy uống đủ nước để duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Trang phục: Đảm bảo bạn đang mang các đôi giày chạy bộ phù hợp và thoải mái. Đôi giày nên có độ ma sát tốt và hỗ trợ tốt cho bàn chân. Ngoài ra, hãy mặc quần áo thoải mái và thích hợp cho hoạt động chạy bộ.

Làm nóng và giãn cơ: Trước khi bắt đầu chạy bộ, hãy làm các bài tập làm nóng để chuẩn bị cơ thể và tăng cường sự linh hoạt của cơ bắp. Sau khi hoàn thành buổi tập, hãy giãn cơ để giảm đau và đồng thời giúp phục hồi cơ bắp nhanh chóng.

Hướng dẫn cách sử dụng máy chạy bộ tại nhà

Hướng dẫn cách sử dụng máy chạy bộ tại nhà
Hướng dẫn cách sử dụng máy chạy bộ tại nhà

Các loại máy chạy bộ thông thường đều được thiết kế 2 nút Start/ Stop. Đầu tiên là bấm nút Start, lúc này máy sẽ khởi động và tốc độ được mặc định là 0.8 – 1km/h. Hãy đi những bước đầu để làm quen, thời gian phù hợp cho người mới bắt đầu sẽ là 20 – 30 phút. 

Sau khi đã quen rồi thì bạn hãy nâng tốc độ và độ dốc phù hợp với nhu cầu tập luyện của bản thân.

Sau khi tập xong bạn hãy giảm tốc độ, đi bộ từ từ rồi dừng hẳn. Đây là thói quen tốt để đưa cơ thể và nhịp tim về với trạng thái bình thường.

Một số lưu ý trong cách sử dụng máy chạy bộ tại nhà

Chế độ tập luyện phù hợp: Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ cách sử dụng máy chạy bộ để không tập luyện quá sức.

Tải trọng máy: Để đảm bảo độ bền của máy chạy bộ, hãy tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về tải trọng tối đa của máy.

Đối tượng sử dụng: Máy chạy bộ tại nhà có thể sử dụng cho mọi người, nhưng trẻ em, phụ nữ mang thai, người già,… cần có người giám sát để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Việc duy trì tập luyện với máy chạy bộ tại nhà sẽ giúp cải thiện sức khỏe và vóc dáng đáng kể. Hy vọng những chia sẻ trên của Komoder về cách sử dụng máy chạy bộ sẽ hữu ích cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn đang tìm kiếm một máy chạy bộ tốt, hãy truy cập trang thương mại Komoder để tìm hiểu về các ưu đãi tốt nhất nhé.

Đánh giá ngay

Bài viết liên quan

“Tập thể dục tại nhà: Giải pháp Hiệu quả Cho Cuộc sống Bận rộn”

Tập thể dục tại nhà đã trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến[...]

Top 6 lợi ích của máy chạy bộ bạn cần biết

Từ lâu, máy chạy bộ đã được sử dụng rộng rãi để rèn luyện, nâng[...]

Cách điều chỉnh độ nâng dốc trên máy chạy bộ

Có thể nói, chế độ nâng dốc trên máy chạy bộ là một trong những[...]

Thảm Chạy Kim Cương 7 Lớp Có Công Dụng Gì?

Thảm chạy kim cướng 7 lớp là một trong những bộ phận quan trọng vô[...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *